Theo hãng tin Reuters, bão Yagi, cơn bão mạnh nhất Châu Á trong năm 2024 gây ra thiệt hại nặng nề đối với nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Theo hãng tin Reuters, bão Yagi, cơn bão mạnh nhất Châu Á trong năm 2024 gây ra thiệt hại nặng nề đối với nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Nguồn tiền sẽ được phân bổ trực tiếp cho hoạt động cứu trợ khẩn cấp như dựng lại khoảng 2.000 ngôi nhà bị sập đổ, hỗ trợ 150 - 300 triệu đồng cho các gia đình có người thiệt mạng, góp phần tái thiết cơ sở hạ tầng cũng như các công trình dân sinh…giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai, VTC News đưa tin.
Với tinh thần “không có người Vingroup nào đứng ngoài mất mát, đau thương của đồng bào”, ngay sau khi cơn bão Yagi và mưa lũ quét qua một số tỉnh, thành phía Bắc gây thiệt hại nặng nề, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái đã lập tức thu xếp 250 tỷ đồng dành cho quỹ cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân.
Ngân sách được huy động từ 2 nguồn: kinh phí từ tập đoàn cùng các công ty thành viên và đóng góp tự nguyện của hơn 130.000 cán bộ công nhân viên Vingroup trên toàn hệ thống.
Tùy theo tình hình thực tế, quỹ cứu trợ khẩn cấp sẽ được sử dụng để xây lại khoảng 2.000 ngôi nhà cho các gia đình bị mất nhà cửa trong đợt bão lũ vừa qua, hỗ trợ 150 - 300 triệu cho mỗi gia đình có người thiệt mạng do thiên tai. Số tiền còn lại sẽ được dành để hỗ trợ các gia đình có người bị thương hoặc bị thiệt hại nặng nề về hoa màu, gia súc cũng như hỗ trợ dọn dẹp, góp phần tái thiết các công trình, hạ tầng trọng yếu phục vụ dân sinh.
Ngay sau khi phát động, Quỹ Thiện Tâm (thuộc tập đoàn) đã thành lập đội phản ứng nhanh, trực tiếp tỏa đến từng địa phương bị thiên tai để phối hợp triển khai các phương án hỗ trợ người dân. Trong đó, các gia đình có nhà bị sập, hỏng hoàn toàn hoặc có thành viên thiệt mạng (đặc biệt là lao động trụ cột của gia đình) sẽ được đặc biệt ưu tiên hỗ trợ.
Bão số 3 là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và 70 năm qua trên đất liền nước ta, đổ bộ trực tiếp vào khu vực Bắc Bộ; tăng cấp không theo quy luật; thời gian lưu bão trên đất liền dài; vùng ảnh hưởng của bão rất rộng. Hoàn lưu bão đã gây mưa rất to, lũ lớn; một số nơi vượt mức lũ cao nhất trong lịch sử; sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại nhiều địa phương, gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 công điện và liên tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung ứng phó bão từ sớm, từ xa với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất; thành lập các Đoàn do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó ở các địa phương; quyết định lập Ban chỉ đạo tiền phương để trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão.
Tuy nhiên, thiệt hại do bão số 3 rất lớn. Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12 giờ 30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương, thông tin trên TTXVN.
Trong số đó, Lào Cai 177 người (82 người chết, 95 người mất tích); Cao Bằng 52 người (34 người chết, 18 người mất tích); Yên Bái 44 người (40 người chết, 4 người mất tích); Quảng Ninh 15 người chết; Hải Phòng 2 người chết do bão; Hải Dương 1 người chết do bão; Hà Nội 1 người chết do bão; Hòa Bình 7 người chết do sạt lở đất; Lạng Sơn 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất; Bắc Giang 2 người chết do lũ cuốn; Tuyên Quang 5 người chết do lũ; Hà Giang 2 người (1 người chết, 1 người mất tích); Lai Châu 1 người chết do sạt lở đất; Vĩnh Phúc 2 người (1 chết, 1 người mất tích do lật thuyền); Phú Thọ 10 người (8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu, 1 người mất tích do lũ, 1 người chết do sạt lở đất); Sơn La 1 người mất tích do lũ cuốn; Thái Nguyên 2 người chết do lũ.
Bão số 3 và mưa lũ đã làm 130.268 nhà hư hỏng (tăng 28.924 nhà); 57.857 nhà bị ngập.Sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với 195.929 ha lúa, 35.010ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 22.237 ha cây ăn quả bị hư hại; 1.791 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (tập trung Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 300,...) 2.502 con gia súc, 1.523.345 con gia cầm bị chết.
Ngày 12/9/2024, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái công bố tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ kéo dài.
Với tinh thần “không có người Vingroup nào đứng ngoài mất mát, đau thương của đồng bào”, ngay sau khi cơn bão Yagi và mưa lũ quét qua một số tỉnh thành phía Bắc gây thiệt hại nặng nề, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái đã lập tức thu xếp 250 tỷ đồng dành cho Quỹ cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân.
Ngân sách được huy động từ 2 nguồn: kinh phí từ Tập đoàn cùng các công ty thành viên và đóng góp tự nguyện của hơn 130 ngàn cán bộ công nhân viên Vingroup trên toàn hệ thống.
Tùy theo tình hình thực tế, Quỹ cứu trợ khẩn cấp sẽ được sử dụng để xây lại khoảng 2.000 ngôi nhà cho các gia đình bị mất nhà cửa trong đợt bão lũ vừa qua, hỗ trợ từ 150 - 300 triệu cho mỗi gia đình có người thiệt mạng do thiên tai. Số tiền còn lại sẽ được dành để hỗ trợ các gia đình có người bị thương hoặc bị thiệt hại nặng nề về hoa màu, gia súc cũng như hỗ trợ dọn dẹp, góp phần tái thiết các công trình, hạ tầng trọng yếu phục vụ dân sinh.
Ngay sau khi phát động, Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn) đã thành lập đội phản ứng nhanh, trực tiếp tỏa đến từng địa phương bị thiên tai để phối hợp triển khai các phương án hỗ trợ người dân. Trong đó, các gia đình có nhà bị sập, hỏng hoàn toàn hoặc có thành viên thiệt mạng (đặc biệt là lao động trụ cột của gia đình) sẽ được đặc biệt ưu tiên hỗ trợ. Không chỉ trực tiếp triển khai, Quỹ Thiện Tâm còn kết hợp với các đơn vị báo chí để lan tỏa sự ủng hộ và nguồn lực tới đồng bào sớm nhất có thể.
Ngoài 250 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp, Tập đoàn Vingroup cũng kêu gọi cán bộ công nhân viên toàn hệ thống dành các ngày nghỉ đồng hành cùng Quỹ Thiện Tâm trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ cho bà con bị thiên tai.
Bên cạnh việc tham gia cùng Tập đoàn, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup cũng chủ động tham gia cứu trợ đồng bào từ những ngày đầu bão lũ.
Với vai trò là doanh nghiệp tư nhân có quy mô hàng đầu Việt Nam, Vingroup luôn chủ động và tiên phong sát cánh cùng cộng đồng vượt qua khó khăn thách thức như ứng phó với đại dịch COVID-19, cứu trợ thiên tai, tiếp sức đến trường, khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo…
Ngày 12/9/2024, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái công bố tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ kéo dài.
Nguồn tiền sẽ được phân bổ trực tiếp cho hoạt động cứu trợ khẩn cấp như dựng lại khoảng 2.000 ngôi nhà bị sập đổ, hỗ trợ từ 150 - 300 triệu cho các gia đình có người thiệt mạng, góp phần tái thiết cơ sở hạ tầng cũng như các công trình dân sinh… giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Bão số 3 là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và 70 năm qua trên đất liền nước ta, đổ bộ trực tiếp vào khu vực Bắc Bộ; tăng cấp không theo quy luật; thời gian lưu bão trên đất liền dài; vùng ảnh hưởng của bão rất rộng. Hoàn lưu bão đã gây mưa rất to, lũ lớn; một số nơi vượt mức lũ cao nhất trong lịch sử; sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại nhiều địa phương, gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 công điện và liên tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung ứng phó bão từ sớm, từ xa với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất; thành lập các Đoàn do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó ở các địa phương; quyết định lập Ban chỉ đạo tiền phương để trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão.
Tuy nhiên, thiệt hại do bão số 3 rất lớn. Đến 13h00 ngày 10/9 đã có 146 người chết và mất tích; gần 800 người bị thương; gần 50.000 nhà ở bị hư hỏng; thiệt hại rất lớn về lúa, hoa màu, cây ăn quả, thủy sản, gia súc, gia cầm; mất điện, liên lạc trên diện rộng. Hiện nay, các cơ quan, địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê, cập nhật thiệt hại. Nhu cầu về nguồn lực để khắc phục hậu quả là rất lớn.