Khởi nguồn của đội quân phù thủy
Khởi nguồn của đội quân phù thủy
Chất liệu: Đồng mạ vàng, lớp phủ thuỷ tinh hữu cơ
Kích thước: 4cm x 2.7cm hoặc theo yêu cầu
In ấn: chế tác & In logo theo yêu cầu
Hiếm có dân tộc nào trên thế giới mà nhân dân lấy tên vị lãnh tụ tối cao của mình đặt cho quân đội. Đây vừa là tình cảm, vừa là niềm tin của quần chúng dành cho lực lượng vũ trang (LLVT). Hiếm có một dân tộc nào mà hình ảnh người lính lại được toàn dân coi đó là hình mẫu của con người trong thời đại mới, để hết lòng tin yêu, quý trọng, động viên mọi thế hệ con cháu kế tiếp và noi theo gương sáng của Bộ đội Cụ Hồ như dân tộc Việt Nam ta.
Bộ đội Cụ Hồ là cách gọi rất Việt Nam, thật gần gũi. Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là tên gọi trìu mến mà nhân dân dành cho quân đội mà còn là một danh hiệu, một vinh dự lớn đối với những chiến sĩ của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
Nhân dân ta gọi Bộ đội Cụ Hồ vì "Cụ Hồ"-tên gọi trìu mến của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, là hiện thân của niềm tin và sức mạnh, là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả những giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Nhân dân ta gọi quân đội của mình là bộ đội của Cụ Hồ vì cảm nhận một cách sâu sắc quan hệ đặc biệt hiếm có giữa Bác và quân đội, Bác và những người chiến sĩ. Mỗi bước trưởng thành, mỗi chiến công của quân đội đều gắn liền với sự giáo dục, rèn luyện của "Người cha thân yêu", nên nhân dân gọi người chiến sĩ của quân đội cách mạng là Bộ đội Cụ Hồ. Gọi bộ đội là Bộ đội Cụ Hồ còn là vì bản thân các chiến sĩ quân đội đã luôn luôn xứng đáng với niềm tin của Người. Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trở thành một mẫu hình về con người mới có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng, thực hiện trọn vẹn, xuất sắc chỉ thị, những lời dặn và niềm tin sâu sắc của Bác. Đi tìm nguồn gốc sâu xa của kiểu mẫu nhân cách Bộ đội Cụ Hồ từ các nhân tố mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Nếu xét ở góc độ truyền thống dân tộc và truyền thống văn hóa dân tộc, kiểu mẫu Bộ đội Cụ Hồ còn có nguồn gốc sâu xa hơn, bởi vì, nó không chỉ là sản phẩm của 75 năm mà còn bắt nguồn, nối tiếp và phát triển của kiểu mẫu nghĩa sĩ, nghĩa binh, nghĩa quân của cả nghìn năm lịch sử. Nhân cách Bộ đội Cụ Hồ có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử đấu tranh, trong truyền thống văn hóa lâu đời và độc đáo của dân tộc ta. Nó có sức sống bền vững, có khả năng được củng cố, phát triển suốt chiều dài lịch sử.
Những đặc trưng cơ bản của danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ được cô đúc trong lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-1964) là: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Vì chung một lý tưởng, đều là con em nhân dân nên Bộ đội Cụ Hồ có phẩm chất rất đặc biệt, đó là sâu thẳm tình đồng đội. Đồng đội đồng thời cũng là đồng chí. Đây là nét rất đặc thù của quân đội cách mạng. Nếu như những người lính trước đây coi nhau như "huynh đệ" (anh em) thì đến giữa thế kỷ 20, những chiến sĩ Việt Nam đã nâng lên thành tinh thần đồng đội, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như khi ra trận. "Nghĩa tình đồng đội", "tình bạn chiến đấu", "đi tìm đồng đội", "tâm tình đồng đội"... từ lâu trở thành những nét đẹp trong đời sống quân đội và từ đó lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người Việt Nam.
Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là những người cầm súng thuần túy. Từ khi mới ra đời, Quân đội ta đã được xác định nhiệm vụ là đội quân chiến đấu, đội quân sản xuất và công tác. Trong thời chiến, lúc hòa bình, 3 chức năng chiến đấu, công tác và sản xuất đều được coi trọng. Gan dạ và dũng cảm, mưu trí và sáng tạo, tự lực, tự cường, kiên nhẫn và nhiệt tình, luôn luôn là những truyền thống tốt đẹp của người chiến sĩ QĐND Việt Nam. Truyền thống này phải chăng có nguồn gốc từ thời Trần với chính sách "ngụ binh ư nông"?
Một nét đặc trưng tiêu biểu khác của Bộ đội Cụ Hồ, đó là tinh thần kỷ luật tự giác cao. Trước đây, trong lịch sử, những người lính Việt Nam đã có truyền thống "quân lệnh như sơn"; thời nay, Bộ đội Cụ Hồ luôn được rèn luyện bằng "10 lời thề", "12 điều kỷ luật", bằng việc chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mệnh lệnh của cấp chỉ huy.
Ý thức chấp hành mệnh lệnh của Bộ đội Cụ Hồ 75 năm qua dựa trên tinh thần tự giác là chủ yếu. Tinh thần "quân lệnh như sơn" ở đây đã được thực hiện bằng tình đồng đội, tình "huynh đệ"-và nhiều hơn, chính là lòng tự trọng, danh dự. Tinh thần kỷ luật cao đồng thời chính là cội nguồn tạo thành sức mạnh bách chiến, bách thắng của Bộ đội Cụ Hồ, của QĐND Việt Nam.
Bộ đội Cụ Hồ còn có tinh thần quốc tế cao cả. Từ truyền thống nhân ái của dân tộc, "tắt lửa, tối đèn có nhau", "thương người như thể thương thân", 75 năm qua, với tinh thần "giúp bạn là tự giúp mình" đầy nhân văn, nhân ái, nhiều thế hệ chiến sĩ QĐND Việt Nam đã trở thành người chiến sĩ quốc tế, những "tình nguyện quân", vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ và nhân dân Lào, Campuchia trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, các cuộc chiến đấu chống lại các thế lực tay sai, phản động. Tinh thần quốc tế cao cả, vô tư của Bộ đội Cụ Hồ là một nét rất mới trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt Nam.
Những đặc trưng nổi bật của Bộ đội Cụ Hồ, như: Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân; có tinh thần đồng đội, tinh thần kỷ luật tự giác và ham học hỏi, cầu tiến bộ... trở thành những hành trang quý báu trên hành trình lớn lên, trưởng thành và chiến thắng của các LLVT ta. Đó cũng là nét văn hóa quân sự đặc trưng trong nền văn hóa Việt Nam mới, văn hóa vì con người dựa trên truyền thống và cốt cách Việt Nam.
Sự xuất hiện của Bộ đội Cụ Hồ trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc mới có 75 năm. Thời gian 75 năm đó so với lịch sử dân tộc là không dài, nhưng chỉ bằng thời gian đó, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ đã đi vào lịch sử, đi vào đời sống đất nước, đời sống cộng đồng một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn và trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới. Và cũng từ đó, Bộ đội Cụ Hồ trở thành nhân vật trung tâm của văn hóa, văn nghệ cách mạng với những biểu hiện đẹp đẽ, đó đã là hình tượng tiêu biểu và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, được nhân dân ca tụng là "con người đẹp nhất", được coi là khát vọng vươn tới của tuổi trẻ.
Nhân cách Bộ đội Cụ Hồ, tất nhiên, nó không phải là sản phẩm tự phát, mà đó là quá trình rèn luyện, phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Bởi vậy, việc tiếp tục nuôi dưỡng, xây dựng, phát triển kiểu mẫu nhân cách đó lúc này và trong tương lai là nhiệm vụ cực kỳ to lớn và phức tạp. Cùng với việc khẳng định ý nghĩa to lớn của những giá trị trong nhân cách Bộ đội Cụ Hồ được định hình trong 30 năm kháng chiến, đồng thời, cần phải chú ý tính đặc thù của nó, vì đó là những giá trị được cổ xúy, được lựa chọn, nhằm tạo nên những kiểu mẫu nhân cách người lính trong điều kiện có chiến tranh, đang chiến tranh. Khi lịch sử dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất lượng (kết thúc chiến tranh, đất nước có hòa bình, trực tiếp chiến đấu sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc), một mặt, phải giữ vững các giá trị cốt lõi, cơ bản đã được định hình từ những năm kháng chiến, mặt khác phải bổ sung những giá trị cần thiết cho nhân cách người chiến sĩ thời kỳ mới.
Sự ra đời và phát triển của một kiểu mẫu nhân cách mới không bao giờ là một quá trình tự phát hay chờ có sẵn, tự nhiên mà có. Đó là cuộc đấu tranh không mệt mỏi, đầy trí tuệ, một công việc cực kỳ công phu, tinh tế và sâu sắc-sự nghiệp "trồng người" cần trăm năm nuôi dưỡng và chăm sóc như Bác Hồ dạy.
Hình ảnh cao đẹp với những giá trị văn hóa quân sự sâu sắc của nhân cách Bộ đội Cụ Hồ đã được yêu thương và quý trọng trong những năm qua chỉ có thể được tiếp tục khẳng định và phát triển trong thời gian tới trên cơ sở của một quá trình nuôi dưỡng và xây dựng với một công phu to lớn và một trí tuệ khoa học...
GS, TS ĐINH XUÂN DŨNG, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
BHG - Chính sách hậu phương quân đội là một bộ phận của chính sách xã hội, một trong những nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác chính trị. Từ đó góp phần xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững chắc; ổn định được hậu phương và động viên thanh niên tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Huyện Mèo Vạc có bề dày truyền thống cách mạng, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, toàn huyện có 66 gia đình có công với cách mạng, 47 liệt sỹ, 9 thương binh, 2 bệnh binh, 8 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cùng nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Xuất phát từ thực tiễn đó, để thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, Đảng ủy, Ban CHQS huyện đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về công tác chính sách, nhất là Chỉ thị của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội. Bám sát thực tiễn cơ sở, chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác chính sách hậu phương quân đội. Cùng với đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với công tác chính sách; làm tốt công tác tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, Hội đồng chính sách cấp xã.
Nhờ sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của Phòng Lao động Thương binh và xã hội, từ năm 2017 đến nay, Ban CHQS huyện đã tham mưu xây dựng 1 ngôi nhà tình nghĩa và hàng trăm suất quà cho các gia đình chính sách; vận động các lực lượng tham gia hàng nghìn ngày công giúp đỡ các gia đình quân nhân đang tại ngũ có hoàn cảnh khó khăn; tham mưu tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, kèm theo suất quà 1 triệu đồng cho 100% thanh niên có đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ; tặng 142 con bò giống trị giá 10 triệu đồng/con cho các quân nhân hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự, được kết nạp Đảng trong quá trình tại ngũ. Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện tổ chức các cuộc đối thoại, hướng nghiệp, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, vận động gia đình quân nhân tham gia các chương trình phát triển kinh tế vườn hộ, cải tạo vườn tạp… cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Hàng năm tổ chức cho thân nhân các quân nhân đang tại ngũ được thăm thân ở các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, tiếp nhận giải quyết có hiệu quả các loại đơn thư liên quan đến chính sách hậu phương quân đội…
Là một trong những quân nhân được tặng bò, anh Hạng Mí Sính, thôn Dìn Phàn Sán, xã Sơn Vĩ, cho biết: Sau khi xuất ngũ, tôi được huyện hỗ trợ 1 con bò giống, đây là tài sản lớn, rất có ý nghĩa. Sau 4 năm chăm sóc, hiện đã sinh sản được 2 con bê, tạo thu nhập khá cho gia đình. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể của xã cũng thường xuyên đến giúp đỡ gia đình về ngày công những khi vào vụ sản xuất...
Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm (với 100% công dân có đơn tình nguyện), hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ với chất lượng tốt; để lại trong dư luận nhân dân những tình cảm, lòng tin sâu sắc vào lực lượng vũ trang huyện, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Để có được kết quả đó đòi hỏi sự đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động được sức mạnh của toàn dân, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Thông qua việc làm tốt chính sách hậu phương quân đội góp phần giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của các gia đình quân nhân đang tại ngũ, tạo điều kiện để họ yên tâm học tập, rèn luyện tại đơn vị, góp phần phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ”, truyền thống của địa phương, gia đình, xây dựng thế trận lòng dân trong khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc. Đồng thời, giáo dục, cổ vũ, động viên thế hệ trẻ của huyện hăng hái lên đường nhập ngũ.
Về ngành nghề hiện đang công tác, em bạn tốt nghiệp đại học ngành kế toán thì đảm bảo phù hợp với ngành nghề phù hợp với yêu cầu của quân đội. Do đó, em bạn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc tham gia trong ngạch dự bị nếu đảm bảo các tiêu chí khác về sức khỏe, văn hóa....
Những ngành nghề phù hợp với yêu cầu của quân đội được quy định chi tiết tại Điều 3 Nghị định 14/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ a) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật; b) Báo chí và Truyền thông: Báo chí học; Truyền thông đại chúng; c) Văn thư - lưu trữ: Lưu trữ học; Bảo tàng học; d) Tài chính; đ) Kế toán; e) Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế; g) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; h) Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật ra đa - dẫn đường; Kỹ thuật viễn thông; Kỹ thuật mật mã; i) Y, Dược: Vi sinh học; Ký sinh trùng y học; Dịch tễ học; Dược lý và chất độc; Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu và chống độc; Ngoại khoa; Sản phụ khoa; Nội khoa; Thần kinh và tâm thần; Ung thư; Lao; Huyết học và truyền máu; Da liễu; Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới; Tai - Mũi - Họng; Nhãn khoa; Y học dự phòng; Phục hồi chức năng; Chẩn đoán hình ảnh; Y học cổ truyền; Dinh dưỡng; Y học hạt nhân; Kỹ thuật hình ảnh y học; Vật lý trị liệu; Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Dược lý và dược lâm sàng; Dược học cổ truyền; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Điều dưỡng; Răng - Hàm - Mặt. 2. Trình độ cao đẳng, đại học a) Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ; b) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa; c) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng; d) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Hàn Quốc và các thứ tiếng khu vực Đông Nam Á; đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học; e) Tài chính; g) Kế toán; h) Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế; i) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng; k) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; l) Kỹ thuật: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; m) Y, Dược: Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Y tế công cộng; Kỹ thuật hình ảnh y học; Xét nghiệm y học; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng; Hộ sinh; Phục hồi chức năng; Răng - Hàm - Mặt; Kỹ thuật phục hình răng. 3. Trình độ trung cấp a) Máy tính và công nghệ thông tin: Truyền thông và mạng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính; Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Quản trị hệ thống; Quản trị mạng máy tính; Lập trình/Phân tích hệ thống; Thiết kế và quản lý Website; Hệ thống thông tin văn phòng; tin học ứng dụng; b) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; c) Y, Dược: Nữ hộ sinh; Điều dưỡng; Y học cổ truyền; Răng, Hàm, Mặt; Dược học; d) Tài chính - Kế toán: Tài chính, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội; đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin; e) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa; g) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng; h) Hàng không: Kiểm soát không lưu; nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không.
Trên đây là quy định về ngành nghề của nữ giới phù hợp với yêu cầu của quân đội. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 14/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.