Hợp Đồng Dịch Vụ Giữa Doanh Nghiệp Và Cá Nhân

Hợp Đồng Dịch Vụ Giữa Doanh Nghiệp Và Cá Nhân

Hợp đồng được coi là một văn bản vô cùng thông dụng trong đời sống ngày nay và mang những giá trị pháp lý nhất định. Một trong các loại hợp đồng mà doanh nghiệp dành khá nhiều sự quan tâm đó chính là hợp đồng dịch vụ với cá nhân.

Hợp đồng được coi là một văn bản vô cùng thông dụng trong đời sống ngày nay và mang những giá trị pháp lý nhất định. Một trong các loại hợp đồng mà doanh nghiệp dành khá nhiều sự quan tâm đó chính là hợp đồng dịch vụ với cá nhân.

Mẫu hợp đồng dịch vụ  giữa cá nhân và công ty

(Mẫu về hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2022, tại ... chúng tôi gồm có:

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

(Trường hợp bên sử dụng dịch vụ là cá nhân thì được ghi như sau):

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Bên A và Bên B tùy theo ngữ cảnh sẽ được gọi chung “Hai bên” hoặc “Các bên”

ĐIỀU 1: NỘI DUNG VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC

Bên A đồng ý thuê Bên B và Bên B đồng ý nhận tư vấn và hỗ trợ Bên A các vấn đề có liên quan đến việc xác lập mối quan hệ, giữa Bên A và đối tác của Bên A là đơn vị gia công sản phẩm, thành phẩm cho Bên A với phạm vi công việc như sau:

1.1. Kiểm tra các nội dung, thông tin tài liệu có liên quan đến điều kiện thực hiện… của đối tác của Bên A;

1.2. Tư vấn và hỗ trợ xây dựng văn bản có liên quan có thể đồng các nội dung trong giao kết được đúng quy trình và quy định của pháp luật

1.3. Hỗ trợ, giải thích, hướng dẫn, sử dụng các văn bản có liên quan cho đến khi Bên A và đối tác ký kết thành công

Thời hạn thực hiện toàn bộ các hạng mục công việc như nêu tại Điều 1 là … ngày làm việc kể từ ngày Bên A cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ tài liệu của Bên B đảm bảo Bên B thực hiện tốt các công theo Điều 1 nêu trên.

ĐIỀU 3: PHÍ DỊCH VỤ, PHƯƠNG THỨC VÀ TIẾN ĐỘ THANH TOÁN

Phí dịch vụ bao trọn tất cả các hạng mục công việc tại Điều 1 của Hợp đồng là…. VNĐ (Bằng chữ:...) , phí dịch vụ này không phát sinh thêm các chi phí khác

Việc thanh toán trên được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của Bên B.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

4.1.1. Được Bên B cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ tư vấn như quy định tại Điều 1 của Hợp đồng.

4.1.2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn Phí dịch vụ cho bên B như quy định tại Điều 3 của Hợp đồng.

4.1.3. Hợp tác thường xuyên với Bên B trong quá trình thực hiện Hợp đồng Bên A phải cử cán bộ hoặc bộ phận làm đầu mối để làm việc và trao đổi thông tin, tài liệu với nhân sự được phân công phụ trách của Bên B và tiếp nhận sản phẩm tư vấn từ Bên B

4.1.4. Trường hợp Bên A chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Bên A sẽ không được nhận lại số tiền đã thanh toán cho Bên B

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

4.2.1. Nhận đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết cho công việc tư vấn do bên A cung cấp, có quyền yêu cầu Bên A cung cấp bổ sung các hồ sơ, tài liệu, thông tin khi cần thiết. Bên B không chịu trách nhiệm về tính đúng đắn và xác thực về các tài liệu do Bên A cung cấp

4.2.2. Cử các nhân sự có đủ năng lực để thực hiện các công việc tư vấn quy định tại Điều 1 của Hợp đồng.

4.2.3. Bên B phải thường xuyên thông báo cho Bên A tiến độ và kết quả thực hiện các công việc tư vấn

4.2.4. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của những nội dung sản phẩm tư vấn cung cấp cho Bên A

4.2.5 Nhận đầy đủ, đúng hạn phí quy định tại Điều 3 của Hợp đồng.

Mọi tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu việc thương lượng, hòa giải không đạt kết quả thì tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

6.1. Các Bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng trên tinh thần hợp tác, thiện chí.

6.2. Hợp đồng này tự động thành lý khi Bên A hoàn tất nghĩa vụ phí dịch vụ cho Bên B, đồng thời Bên B hoàn tất các công việc nếu tại Điều 1 của Hợp đồng, bàn giao đầy đủ kết quả thực hiện công việc cho Bên A theo quy định của pháp luật.

6.3. Mọi sửa đổi, bổ sung thay đổi bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng phải được lập thành văn bản, có đầy đủ con dấu và chữ ký của người đại diện của mỗi bên.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được thành lập thành 02 (hai) bản gốc, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 (một) bản để thực hiện./.

(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty là gì?

Căn cứ vào Điều 513 Bộ luật dân sự 2015,  hợp đồng dịch vụ được hiểu là hợp đồng thuộc ngành dịch vụ, là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, từ đó bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện công việc  theo yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán tiền dịch vụ tương ứng với công việc mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng pháp lý.

Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty thì chủ thể giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, cụ thể:

Bên cung ứng dịch vụ có thể là các cá nhân, công ty (pháp nhân)

Chủ thể cung ứng thường là cá nhân: nhân viên bán hàng, hướng dẫn viên du lịch, người lao động, nhân viên lái xe, nhân viên bảo vệ…

Bên sử dụng dịch vụ: cá nhân, công ty (pháp nhân)

Các hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty được ký hết nhiều trên các lĩnh vực như: dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ pháp lý (tư vấn, tranh tụng), dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ bảo hiểm…

Những điều khoản cần có trong mẫu hợp đồng dịch vụ cá nhân với công ty

Khi thực hiện soạn thảo hợp đồng dịch vụ cần có những điều khoản cơ bản sau:

Cá nhân và công ty có thể thêm các điều khoản khác (nếu thấy cần thiết) như: bảo hành, kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao, điều khoản phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp…

#1. Khái niệm quy định về hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Hợp đồng dịch vụ với cá nhân chính là hợp đồng cung cấp dịch vụ có sự ký kết của hai bên là cá nhân và công ty. Các quy định về hợp đồng dịch vụ với cá nhân được lập ra nhằm ghi nhận sự thỏa thuận đồng thời xác lập một cách rõ ràng các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa cá nhân và công ty đó.

Thất thu Ngân sách và mặt bằng lương thấp

Bảo hiểm là một trong những nguồn thu góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và tăng cường tích lũy xã hội. Việc các doanh nghiệp lợi dụng việc ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thay cho việc ký kết hợp đồng lao động để không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật sẽ làm giảm nguồn quỹ bảo hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ngân sách Nhà nước cũng như việc thực hiện chế độ an sinh xã hội của Nhà nước.

Hơn nữa, mặt bằng lương tại Việt Nam còn rất thấp, nếu không thực hiện đúng các chế độ bảo hiểm theo luật định thì người lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Người lao động sẽ không có khoản bù đắp, hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm khi mất việc, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, hoặc phần lương hưu khi họ hết tuổi lao động, trợ cấp tuất, trợ cấp mai táng khi chết, v.v.