Dưới đây là bảng giá vàng tại Hiệp hội Vàng Bạc Giao Thủy, Hải Hậu Nam Định được cập nhật mới nhất:
Dưới đây là bảng giá vàng tại Hiệp hội Vàng Bạc Giao Thủy, Hải Hậu Nam Định được cập nhật mới nhất:
Khác với một số tổ chức kinh doanh vàng khác, Hiệp hội Vàng Bạc Giao Thủy, Hải Hậu Nam Định áp dụng các công thức tính toán riêng để xác định giá vàng.
Công thức tổng quát để tính giá vàng Việt Nam như sau (chi tiết ví dụ nằm bên dưới):
Giá Vàng Việt Nam = Giá Vàng Quốc Tế + Phí vận chuyển + Bảo hiểm + Phí gia công
Thông số và bảng quy đổi đơn vị vàng:
Vậy thì giá vàng 9999 được tính như sau:
1 Lượng 9999 = [(Giá Thế Giới + 1) x 1,20565 x 1,01 x tỷ giá USD] + 40.000 VNĐ
Ví dụ: Nếu giá vàng thế giới là 1895,9 USD, thì giá vàng 9999 sẽ được tính như sau:
1 Lượng 9999 = [(1895,9 + 1) x 1,20565 x 1,01 x 23.200] + 40.000 VNĐ = 53.860 triệu/lượng.
Đây chính là lý do giá vàng Giao Thủy luôn được các tiệm vàng trên cả nước đặc biệt quan tâm.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam xuất bản, 2009 - 231 Seiten
Nhà Vua Thái Lan bày tỏ vui mừng được đón tiếp Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2022; chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hồi phục sau đại dịch.
Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng trước những bước phát triển mạnh mẽ của Thái Lan sau đại dịch và tin tưởng dưới sự trị vì anh minh của Nhà Vua, cũng như nỗ lực của Chính phủ Hoàng gia và Nhân dân Thái Lan, đất nước Thái Lan sẽ tiếp tục giành được những thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, có vai trò ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao các chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và các thành viên Hoàng gia Thái Lan, nhất là các chuyến thăm vào năm 1992 và 1997, khi còn là Thái tử. Đây là những sự kiện rất có ý nghĩa, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác mọi mặt giữa hai nước.
Hai nguyên thủ vui mừng nhận thấy mối quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến lược Việt Nam – Thái Lan tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bất chấp những tác động của đại dịch toàn cầu; nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường phát triển hơn nữa trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, tăng trưởng xanh và bền vững để cùng ứng phó với những thách thức trong tương lai, mang lại lợi ích lớn hơn cho nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước cảm ơn những dự án do Hoàng gia Thái Lan bảo trợ tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục (hợp tác với UNESCO), phát triển cộng đồng dựa trên học thuyết “Triết lý kinh tế vừa đủ” (SEP) của cố Nhà Vua Rama. Những dự án này đã giúp người dân tại các vùng nông thôn khắc phục khó khăn và cải thiện cuộc sống.
Chủ tịch nước cũng bày tỏ cảm ơn và mong Nhà Vua, Chính phủ Thái Lan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Thái Lan và ủng hộ phát triển văn hóa Việt Nam tại Thái Lan làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ hiểu biết và giao lưu nhân dân hai nước.
Nhà Vua Thái Lan khẳng định Hoàng gia sẽ tiếp tục quan tâm triển khai các dự án hợp tác, hỗ trợ Việt Nam, cũng như cộng đồng người Việt tại Thái Lan, góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã trân trọng mời Nhà Vua và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp./.
Ngày 7.6, tại Quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị (xã Thủy Bằng, TP.Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ khánh thành dự án "Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ".
Khu lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ nằm trong quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị (xã Thủy Bằng, TP.Huế)
Khu lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ (còn có tên gọi là Xương Thọ lăng) thuộc quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị, được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, tổng thể lăng Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ còn khá nguyên vẹn, nhưng kết cấu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự tác động của con người và thiên nhiên.
Trước thực tiễn đó, dự án "Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ" được thiết kế, do gia đình ông bà Huỳnh Văn Mạnh - Phạm Đăng Túy Hoa (đại diện gia đình họ Phạm Đăng) tài trợ thông qua Quỹ Bảo tồn di sản Huế, tổng kinh phí gần 7 tỉ đồng.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trao bằng khen cho gia đình ông bà Huỳnh Văn Mạnh - Phạm Đăng Túy Hoa
Thực hiện từ tháng 3.2024, dự án đến nay đã hoàn thành với sự tham gia phục hồi, tu bổ của đội ngũ các nghệ nhân và thợ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực trùng tu di tích.
Đến nay, công trình đã hoàn thiện với các hạng mục: trụ biểu, hồ Tân Nguyệt và hệ thống cống đối lưu; sân nền, bậc cấp trước lăng; sân nền tự nhiên, cổng, vòng tường thành ngoại và tường thành nội.
Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đánh giá dự án hoàn thành góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc - cảnh quan - văn hóa của lăng vua Thiệu Trị, xứng đáng là tài sản văn hóa quý báu của nhân loại đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới.
Từ đây, du khách tham quan sẽ có thêm một điểm đến vô cùng hấp dẫn, từng bước nâng cao giá trị khai thác du lịch, làm tăng ưu thế cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Lăng được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20, có bố cục theo hướng “nội quan, ngoại quách”. Đây cũng chính là hình thức kiến trúc điển hình từ thời các chúa Nguyễn
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, mặc dù trên tổng thể có thể nhìn nhận rằng lăng Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, tác động của lịch sử và điều kiện môi trường tự nhiên bất lợi (nóng, ẩm, mưa nhiều…) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nguyên vẹn của di tích
Công trình đã hoàn thiện với nhiều hạng mục
Di tích được được tôn tạo khang trang, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di tích.
Hoàng thái hậu Từ Dũ (tên húy là Phạm Thị Hằng) là trưởng nữ của Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (1764 – 1825), quê quán tại thôn Tân Niên Đông, H.Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay là xã Long Hưng, TX.Gò Công, Tiền Giang).
Bà là Quý phi của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.
Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh khắc phục, chế ngự, cải tạo tự nhiên, xã hội, anh dũng chống các thế lực xâm lược, đô hộ... để xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình, giải phóng dân tộc và giữ nước.
Đó là lịch sử mà các thế hệ con người Việt Nam đã không ngừng phát triển và sáng tạo những phương cách giữ nước, xây dựng quân đội, chống giặc ngoại xâm. Những tư tưởng “cử quốc nghênh địch”, “lấy ít địch nhiều”, “ngụ binh ngư nông”, “bách tính giai binh”... của ông cha ta đã hàm chứa trong đó những tư tưởng cơ bản về hậu phương quân đội; về mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương quân đội; về vai trò quan trọng của hậu phương quân đội trong việc nuôi dưỡng và bảo đảm cho quân đội trưởng thành và chiến đấu chống giặc ngoại xâm; về những nội dung xây dựng hậu phương quân đội. Đó là nghệ thuật quân sự độc đáo, là một giá trị văn hóa giữ nước đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Quá trình lãnh đạo chiến tranh cách mạng, tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng hậu phương, trong đó có hậu phương quân đội, coi đó là một nhân tố quyết định đến thành bại của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân. Việc xây dựng các căn cứ du kích, căn cứ địa cách mạng; xây dựng hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược; xây dựng hậu phương tại chỗ của từng vùng miền; xây dựng khu vực phòng thủ... thực sự là nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng của quân dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với việc xây dựng hậu phương và hậu phương quân đội, nhằm đáp ứng nhu cầu cách mạng, chiến tranh và xây dựng quân đội.
Thực tiễn sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng hậu phương quân đội được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, đạt kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra thì kết quả đó còn khiêm tốn. Lý luận và thực tiễn xây dựng hậu phương quân đội còn bộc lộ sự lúng túng trong việc xác định nội hàm và phạm vi, cũng như những quan điểm, giải pháp tổ chức thực hiện xây dựng hậu phương quân đội.
Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển mới. Nhiều vấn đề cơ bản về quân sự, quốc phòng, về chiến tranh và quân đội đã và đang có sự biến đổi sâu sắc, đặc biệt đối với nước ta trước yêu cầu đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao; bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo.
Theo đó, vấn đề hậu phương nói chung, hậu phương quân đội nói riêng cũng có sự biến đổi theo. Phải sớm hoàn thiện tư duy mới về hậu phương quân đội và xây dựng hậu phương quân đội phù hợp với điều kiện hậu phương và tiền tuyến mở rộng hơn và đan xen nhau; việc phân biệt tiền tuyến và hậu phương trở nên không rõ ràng như trước; vai trò của hậu phương quân đội càng trở nên quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Hậu phương quân đội và xây dựng hậu phương quân đội phải được nhìn nhận, xem xét trên một nền tảng tư duy chiến lược, khoa học, đổi mới và mang tính tổng hợp, toàn diện về công cuộc giữ nước, xây dựng quân đội trong bối cảnh lịch sử mới.
V.I. Lênin nhấn mạnh: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc. Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng, cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ”1.
J. Xtalin cho rằng: “Một quân đội không có hậu phương vững chắc thì quân đội ấy là cái gì? Chẳng là cái gì cả. Những đội quân lớn nhất, được trang bị tốt nhất, đều đã bị tan rã và biến thành tro bụi, vì không có hậu phương vững chắc, không có sự đồng tình và ủng hộ của hậu phương, của nhân dân lao động”2; “Không có một đội quân nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc mà lại có thể chiến thắng được”3.
Sự ủng hộ, giúp đỡ của hậu phương đối với quân đội không chỉ là vật chất, mà điều rất quan trọng là tinh thần, là điểm tựa, chỗ dựa tinh thần cho quân đội, trực tiếp và quyết định làm nên nhân tố “rốt cuộc” thắng lợi trong chiến tranh - tinh thần của người lính trên chiến trường.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là mối quan hệ mật thiết. Thực chất mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là nội dung cốt lõi của mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến; là biểu hiện mối quan hệ giữa kinh tế và chiến tranh, sự phụ thuộc của quân đội vào điều kiện và trình độ sản xuất, kinh tế đất nước.
Để xây dựng hậu phương, thì tất cả mọi người và tất cả các cơ quan ở hậu phương cần phải làm việc cho “ăn khớp như bộ máy đồng hồ tốt”. Phải xây dựng, củng cố hậu phương về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục và tư tưởng. Xây dựng hậu phương không những nhằm đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến trong chiến tranh, mà điều quan trọng là đáp ứng mọi nhu cầu của quân đội với tư cách là lực lượng trực tiếp chiến đấu ở chiến trường, lực lượng nòng cốt trong chiến tranh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, phải “Xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện”. Về chính trị, tư tưởng thì: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”4, “phải xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật”; phải kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hậu phương là vùng tương đối rộng và hoàn chỉnh, ổn định và vững chắc về nhiều mặt. Ở đó, chúng ta có thể triển khai xây dựng toàn diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa... với quy mô ngày càng lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh, nhất là chiến tranh chính quy. Trong quá trình phát triển khi đã có hậu phương rộng lớn chúng ta không coi nhẹ việc tiếp tục củng cố xây dựng cơ sở chính trị, tiếp tục phát triển khu du kích. Phải khai thác chiến lược của chiến tranh nhân dân, khai thác mọi tiềm lực của nhân dân.
Trong tình hình mới, cần phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về hậu phương, xây dựng hậu phương một cách sáng tạo, linh hoạt vào thực tiễn xây dựng hậu phương quân đội. Việc xây dựng hậu phương quân đội không chỉ là sự kế thừa những kinh nghiệm trước kia, mà cần được phát triển, mở rộng nội hàm và phạm vi không gian của nó, đồng thời gắn bó chặt chẽ với tư tưởng về xây dựng và tác chiến khu vực phòng thủ trong thế trận chung của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Một là, xác định chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, phương thức, cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành xây dựng hậu phương quân đội. Đây là hình thức, biện pháp cơ bản, đòi hỏi phải xác định và thực hiện tốt cơ chế vận hành trong xây dựng hậu phương quân đội, luật hóa việc xây dựng hậu phương quân đội. Thực hiện đầy đủ, đồng bộ chính sách, cơ chế; có chế tài bảo đảm và huy động kinh phí, vật chất, kỹ thuật, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng hậu phương quân đội.
Hai là, giáo dục, tuyên truyền, động viên, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, các lực lượng đối với nhiệm vụ xây dựng hậu phương quân đội trong tình hình mới.
Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng, an ninh và phát triển văn hóa, tăng cường xây dựng, tích lũy các nguồn lực, tiềm lực của hậu phương quân đội.
Bốn là, đẩy mạnh công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương, bộ, ngành; tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ địa phương để xây dựng hậu phương quân đội.
Năm là, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách xã hội; tổ chức thực hiện các phong trào xã hội sâu rộng, đẩy mạnh “xã hội hóa” xây dựng hậu phương quân đội.
Sáu là, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, các cấp, các ngành, tất cả các lĩnh vực ở trong nước và ngoài nước vào xây dựng hậu phương quân đội. Chú ý tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng hậu phương quân đội.
1. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 27, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 88.
2. J. Xtalin, Toàn tập, tập 11, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1965, tr.33-34.
3. J. Xtalin, Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.177.
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.164
NGUYỄN THỊ HẰNG – Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Học viện Chính trị
ThS. Bùi Tuấn Đạt, Phòng QLĐT&NCKH
Cách mạng tháng Tám thành công dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Có một sự kiện trong cao trào Cách mạng tháng Tám mang ý nghĩa lịch sử, đó là sự kiện vua Bảo Đại thoái vị vào ngày 30/8/1945 ở kinh thành Huế.
Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913, là người con duy nhất của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái hậu. Năm 1922, Vĩnh Thụy được tấn phong làm Hoàng Thái tử và được gửi sang nước Pháp du học. Ngày 08/01/1926, sau khi vua Khải Định qua đời, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị lấy niên hiệu Bảo Đại - trở thành vị hoàng đế thứ 13 của nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Sau đó, vua Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục việc học tập. Năm 1933, nhà vua chính thức “hồi loan” về nước chấp chính. Tuy nhiên, quyền bính hoàn toàn nằm trong tay người Pháp, vua quan triều Nguyễn chỉ là bù nhìn và được thực dân Pháp trả lương như những viên chức thuộc địa. Bảo Đại bắt đầu lao vào các cuộc giải trí trụy lạc như săn bắn cùng với các người đẹp ở núi rừng Quảng Trị, Tây Nguyên hoặc lang thang ở các sòng bạc tận Macau hay Monaco. Ông trở thành một tay chơi có tiếng không kém những ông hoàng Ả Rập hoặc hoàng gia châu Âu.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 09/3/1945, chính quyền Bảo Đại đã cộng tác với quân phiệt Nhật đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Ngày 15/8/1945, giữa cao trào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh – chiến tranh thế giới thứ II kết . Theo chỉ thị của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế bắt đầu phát động khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn và nhiệm vụ vận động vua Bảo Đại thoái vị được giao cho Đổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Khắc Hòe đảm trách.
Ngày 17/8, Bảo Đại ban hành dụ số 105 chấp nhận bàn giao chính quyền cho Việt Minh, song vẫn hy vọng có thể giữ được ngôi báu bằng cách mời các các lãnh tụ Việt Minh về Huế thiết lập nội các mới. Chiều ngày 22/8/1945, Bảo Đại nhận được một bức điện tín từ Ủy ban Dân tộc Giải phóng với nội dung: “Trước ý chí đồng nhứt của toàn thể dân chúng Việt Nam, sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu vãn nền dộc lập quốc gia, chúng tôi thành kính xin đức Hoàng đế hãy làm một cử chỉ lịch sử để từ bỏ ngai vàng”. Trước cao trào cách mạng và nguyện vọng của nhân dân, Bảo Đại đã quyết định một việc sáng suốt nhất trong cuộc đời ông chính là đồng ý thoái vị, sẵn sàng hy sinh mọi quyền lợi vì sự nghệp chung và yêu cầu người của Ủy ban Dân tộc giải phóng sớm đến Huế để nhận bàn giao. Ngày 25-8-1945, phái đoàn Uỷ ban dân tộc giải phóng gồm ông Trần Huy Liệu, ông Nguyễn Lương Bằng và ông Cù Huy Cận lên đường vào Huế tiếp nhận việc thoái vị của Bảo Đại. Cùng ngày, tại Hội nghị tư vấn ở điện Kiến Trung, Bảo Đại cho thảo luận về bản Tuyên cáo thoái vị mà ông Phạm Khắc Hoè đã dự thảo từ trước. Bản Tuyên cáo viết, lúc này “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, tất cả các giai cấp, các đảng phái cho đến cả người Hoàng phái cũng vậy, đều nên hợp nhất mà ủng hộ triệt để Chính phủ Dân chủ Cộng hoà giữ vững nền độc lập của nước nhà”. Đối với cá nhân vua Bảo Đại, “sau hai mươi năm ngai vàng bệ ngọc đã biết bao ngậm đắng nuốt cay, từ nay… lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập”. Đồng thời, vua Bảo Đại đề nghị với phái đoàn ba nguyện vọng: một là xin Chính phủ cách mạng không phân biệt đối xử với mọi người trong Hoàng gia và quan lại trong triều, hai là xin Chính phủ tạo điều kiện cho cách quan lại trong triều được tham gia vào những công việc của đất nước tùy khả năng và hoàn cảnh của từng người, ba là xin Chính phủ đối xử với lăng tẩm, đền miếu của triều Nguyễn cho có sự thể.
Chiều ngày 30-8-1945, lễ thoái vị của Bảo Đại được chính thức tổ chức ở Ngọ Môn trước sự có mặt của hàng vạn đồng bào Huế. Đi cùng nhà vua có Đổng lý ngự tiền Phạm Khắc Hòe và Hoàng thân Vĩnh Cẩn. Bảo Đại mặc đại triều phục, đọc lời tuyên bố thoái vị. Lá cờ quẻ ly của triều đình Huế trên Kỳ đài được hạ xuống, lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam mới được kéo lên giữa những tràng vỗ tay và tiếng hoan hô như sấm, đan xen bởi những phát súng nổ vang trời chào Quốc kỳ mới của Tổ quốc hồi sinh. Bảo Đại làm lễ trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời, chính thức trở thành một công dân bình thường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận thay mặt Chính phủ lâm thời chấp nhận sự thoái vị của Bảo Đại và tiếp nhận Quốc ấn bằng vàng và thanh gươm trong vỏ nạm ngọc do Bảo Đại chuyển giao cho Chính phủ.
Ông Trần Huy Liệu sau đó đọc diễn văn, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân Việt Nam; tuyên bố xoá bỏ chính thể quân chủ ở Huế cũng như trên toàn lãnh thổ Việt Nam; nhấn mạnh chính sách của chính thể dân chủ cộng hoà là đoàn kết mọi tầng lớp quốc dân để giữ nước và dựng nước. Hàng vạn quần chúng đồng thanh hô vang một góc trời: “Việt Nam độc lập muôn năm !”, “Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm !”. Ông Nguyễn Lương Bằng thay mặt đoàn đại biểu Chính phủ tặng Vĩnh Thuỵ huy hiệu Cờ đỏ sao vàng. Đồng bào dự mittinh hoan nghênh người công dân Vĩnh Thuỵ.
Có thể khẳng định rằng, sự kiện vua Bảo Đại thoái vị mang ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, nó đã đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến tồn tại hơn 10 thế kỷ, đồng thời cũng gián tiếp công nhận tính hợp pháp của chính quyền dân chủ nhân dân. Với việc tuyên bố tự nguyện thoái vị, Bảo Đại buộc phải nhận ra và thuận theo sức mạnh không thể chống lại của nhân dân trong cuộc cách mạng mang ý chí của toàn dân tộc. Đồng thời, đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị lên đất nước ta.
Sự thoái vị của Bảo Đại cũng đã góp phần làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám bởi sự yên bình hiếm có khi quyền lực chính quyền chuyển về tay nhân dân. Có nước khi cách mạng thành công đã hành quyết hoàng gia (Cách mạng tư sản Pháp 1789 và Cách mạng tháng 10 Nga 1917), có nước đồng bào chia đảng phái, chém giết nhau liên tiếp trong nhiều năm. Nhưng, nước Việt Nam vua tự thoái vị, các đảng phái không có mấy. Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối để mưu cầu nước nhà được độc lập. Sự kiện Bảo Đại thoái vị đã đặt dấu mốc hoàn thành mục tiêu cuộcđấu tranh gian khổ suốt 87 năm (1858-1945) của dân tộc: phản đế quốc, bài phong kiến, diệt phát xít.
Tựu trung lại, sự kiện vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Nguyễn - thoái vị là một cột mốc lớn trong lịch sử Việt Nam. Đây là sự kiện chính thức khép lại chế độ xã hội phong kiến, mở ra nền dân chủ nhân dân ở nước ta.
Sau khi thoái vị trở thành công dân một nước độc lập, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối xử rất tốt. Đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ lâm thời, trở thành thành viên của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Tháng 01/1946, Vĩnh Thụy được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Không lâu sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Vĩnh Thụy thay mặt Chính phủ đi một chuyến qua Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ để giới thiệu chế độ mới, vận động họ công nhận nước Việt Nam độc lập. Dù được Hồ Chủ tịch rất tin tưởng, song Vĩnh Thụy vốn là người nhu nhược, không vượt qua được sự túng thiếu về tài chính và các cạm bẫy của mật thám Pháp nên ông đã bị Pháp mua chuộc, trở lại làm bù nhìn cho thực dân Pháp và bị Ngô Đình Diệm phế truất vào năm 1954, phải sống cuộc đời lưu vong ở nước ngoài đến khi qua đời vào năm 1997./.
1. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb Chính trị quốc Gia.
2. Phạm Khắc Hòe, hồi ký Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, bản điện tử.
Trong bối cảnh thị trường vàng luôn biến động, việc nắm bắt thông tin về giá vàng Giao Thủy, Hải Hậu Nam Định là điều cần thiết đối với các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Với những yếu tố ảnh hưởng như là giá vàng thế giới, nhu cầu tiêu thụ trong nước và các chính sách quản lý, giá vàng có thể thay đổi từng ngày.
Đặc biệt, giá vàng Giao Thủy không chỉ phản ánh sự biến động của thị trường mà còn mang lại nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho những ai quan tâm. Bài viết này của Vua Nệm sẽ cung cấp thông tin về giá vàng Giao Thủy hôm nay, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường vàng.