Giá Mì Gạo Trên Thị Trường

Giá Mì Gạo Trên Thị Trường

Chỉ trong vòng một tháng qua, giá gạo thơm lài của Công ty TNHH MTV Mai Tư Hoảnh bán ở các quầy hàng tư nhân tăng từ 140 nghìn đồng/10kg lên 190 nghìn đồng/10kg. Gạo thơm lài của nhiều doanh nghiệp khác cũng tăng giá bán tương tự ở các chợ, quầy hàng. Như vậy, mỗi ký gạo tăng đến 5 nghìn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Chỉ trong vòng một tháng qua, giá gạo thơm lài của Công ty TNHH MTV Mai Tư Hoảnh bán ở các quầy hàng tư nhân tăng từ 140 nghìn đồng/10kg lên 190 nghìn đồng/10kg. Gạo thơm lài của nhiều doanh nghiệp khác cũng tăng giá bán tương tự ở các chợ, quầy hàng. Như vậy, mỗi ký gạo tăng đến 5 nghìn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Lạm phát lương thực vẫn dai dẳng ở châu Á

Lạm phát đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại ở một số nước châu Á, nhưng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vào tháng 11/2023, lạm phát tại Philippines đạt 4,1%, so với mức 3,1% ở Mỹ và 2,4% ở Khu vực đồng euro (Eurozone). Gần một phần ba mức tăng này là do giá gạo tăng. Giá lúa mỳ và ngô đã tăng vọt trên toàn cầu vào năm 2022 sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nơi được coi là vựa lúa mỳ của châu Âu. Trong khi lạm phát lương thực ảnh hưởng nặng nề đến Mỹ và châu Âu, thì tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine lại tương đối hạn chế ở châu Á.Nhưng từ đầu năm đến nay, "trung tâm" của lạm phát lương thực đã chuyển sang châu Á, nơi chiếm khoảng 80% nhu cầu gạo toàn cầu. Trong khi giá lúa mỳ quốc tế đã bắt đầu giảm, thì giá gạo lại tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm vào cuối tháng 12/2023, tăng khoảng 40% so với hồi tháng 1/2023. Thế giới dường như đang sắp rơi vào một vòng xoáy tiêu cực, trong đó những lo ngại về an ninh lương thực và thời tiết bất thường khiến các nước sản xuất ngũ cốc phải tích trữ, càng làm trầm trọng mối lo về nguy cơ nguồn cung bị thiếu hụt. Nhà kinh tế hàng đầu phụ trách khu vực châu Á tại HSBC, Frederic Neumann cho biết, ký ức về cuộc khủng hoảng giá thực phẩm ở châu Á trong năm 2008 vẫn còn in sâu. Giá thực phẩm tăng vọt trên toàn thế giới cách đây 15 năm do dòng tiền đầu cơ đổ vào thị trường. Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), giá của nhiều loại thực phẩm đang biến động mạnh, xảy ra ở 7 trong 8 loại cây trồng chủ lực trong năm 2023.Lạm phát lương thực đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân ở Nam Á và Đông Nam Á, nơi thực phẩm chiếm 30% đến 50% tổng chi tiêu hộ gia đình, so với khoảng 10-20% ở các nền kinh tế đã phát triển. Giá lương thực cao hơn cũng ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ. Để đối phó với lạm phát gia tăng, Ngân hàng trung ương Philippines đã nâng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản (0,25%) lên 6,5%/năm tại cuộc họp khẩn cấp hồi cuối tháng 10/2023.Có nhiều đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vốn đi đầu trong việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu, sẽ chuyển sang chính sách nới lỏng vào năm 2024, làm dấy lên kỳ vọng rằng nền kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á chưa thoát khỏi khó khăn với lạm phát lương thực vẫn đang âm ỉ, khiến các nhà hoạch định chính sách trong khu vực tiếp tục phải đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là cân bằng giữa kiểm soát giá cả và tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo mới nhất về “Triển vọng Hàng hóa Toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB), giá gạo toàn cầu dự kiến sẽ không giảm đáng kể trước năm 2025, do các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ các nước sản xuất lớn và mối đe dọa từ hiện tượng EI Nino.Giá gạo toàn cầu năm 2023 ước tăng trung bình hơn 28% so với năm 2022, và dự kiến sẽ tăng thêm 6% vào năm 2024. Nguyên nhân là do hiện tượng El Nino, phản ứng với chính sách từ các nhà xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng...Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, lúa là loại cây trồng dễ bị tổn thương nhất và có khả năng mất mùa cao nhất trong thời gian xảy ra hiện tượng El Nino. Trung Quốc đang trải qua đợt hạn hán có thể là khốc liệt nhất trong hai thập kỷ ở nhiều vùng trồng lúa. Ngoài các thách thức nói trên, gạo cũng thiếu hụt vì nhu cầu tăng cao, trong bối cảnh trở thành nguồn thay thế hấp dẫn cho các loại ngũ cốc bị thiếu hụt và tăng giá mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine.Theo hãng tin Bloomberg, giới phân tích thị trường và một số thương nhân dự báo sản lượng gạo trái vụ từ hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Thái Lan sẽ giảm trong quý I/2024 do thời tiết khô hạn và mực nước tại các hồ chứa xuống thấp. Trong khi nông dân trồng lúa tại nước nhập khẩu gạo hàng đầu là Indonesia vẫn đang chống chọi với hạn hán.Để đảm bảo nguồn dự trữ gạo của đất nước, Chính phủ Indonesia đã chỉ đạo Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) nhập khẩu thêm 2 triệu tấn gạo vào năm 2024. Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc Bulog, ông Budi Waseso, chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất lúa gạo địa phương cũng như điều kiện thời tiết. Nếu dự báo sản lượng lúa gạo bị thiếu Bulog sẽ cung cấp đủ để bù đắp sự thiếu hụt.

Phát triển từ nền văn minh lúa nước, lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Không chỉ là nguồn lương thực chính mà nó còn là mặt hàng xuất khẩu tỷ đô. Việt Nam nhờ đó trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Giá lúa gạo thị trường xuất khẩu và nội địa cũng từng bước tăng cao nhờ vào chất lượng hạt gạo được cải tiến.

Phát triển nông nghiệp bền vững – Xu thế sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đến năm 2030

Phát triển bền vững chính là phương hướng phát triển tiềm năng nhất mà Đảng và Nhà nước đã thông qua. Những năm gần đây biến đổi khí hậu là tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sản xuất lúa gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi sản xuất lúa gạo trọng điểm. Để vượt qua thách thức này, Bộ NN&PTNT nhận định rằng ngành lúa gạo cần tiếp tục tái cơ cấu đến năm 2030 nhằm đáp ứng những yêu cầu mới, phát triển cao hơn và bền vững hơn.

Để đáp ứng nhu cầu này, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030”. Theo đó, Việt Nam định hướng tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh giá trị, phát triển bền vững. Ngành lúa gạo cũng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị cho hạt gạo Việt. Từ đó, hình thành và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng, giúp thích ứng với sự thay đổi khí hậu và nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như lợi ích của người tiêu dùng.

Đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu đạt năng suất sản lượng lúa từ 40-41 triệu tấn. Khối lượng xuất khẩu lúa gạo đạt khoảng 5 triệu tấn. Trong đó, gạo thơm và gạo japonica chiếm 40%, gạo nếp 20%, gạo trắng 20%… Tỷ lệ xuất khẩu gạo có thương hiệu ước đạt trên 20%.

Dự báo giá lúa gạo thị trường trong thời gian tới

Việt Nam dù là một trong số ít những quốc gia có thể kiểm soát và thích ứng với dịch bệnh nhanh chóng. Nhưng Giá lúa gạo thị trường nội địa vẫn có sự tăng nhẹ trong năm 2021.

Ở một số nước, kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn cung gạo toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động ứng biến nhanh, sản lượng gạo nội địa và xuất khẩu nước ta vẫn được đảm bảo. Nhưng cũng nhờ đó mà nguồn cầu lúa gạo tăng cao. Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được xếp ở nhóm cao nhất trong số các nước xuất khẩu gạo truyền thống.

Với sức ép đại dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhu cầu tích trữ lương thực dự đoán cũng tăng cao. Điều này góp phần mở ra nhiều cơ hội mới. Khả năng mức giá này có thể được duy trì hoặc có sự tăng trưởng trong năm 2022. Song đây chỉ là hướng phát triển ngắn hạn.

Giá lúa gạo thị trường muốn được nâng cao phải cạnh tranh bằng “giá trị”. Xu thế phát triển bền vững vì thế đã ra đời. Đây là “bước đệm” cho sự phát triển rực rỡ sau này của thị trường lúa gạo ở Việt Nam.

Giá lúa gạo thị trường được dự báo có thể duy trì ở mức giá cao trong năm 2022. Tuy nhiên, giá là “biến phụ thuộc” vào nhiều yếu tố. Vì vậy, nâng cao giá trị bằng xu thế phát triển bền vững là một trong phương hướng tiềm năng nhất. Giá trị chính là tấm giấy thông hành duy nhất giúp Việt Nam nâng tầm vị thế và giá gạo của mình.

Chỉ trong khoảng nửa tháng 9, gạo ST25 Ông Cua đã điều chỉnh tăng giá 2 lần, với tổng mức tăng 3.500 đồng/kg; trên thị trường, mỗi kg gạo này đã gần 45.000 đồng.

Từ ngày 1 đến 17/9, doanh nghiệp tư nhân TMDV Hồ Quang, nơi cung cấp gạo Ông Cua của cha đẻ giống gạo ST đã 2 lần thông báo tăng giá gạo ST25.

Lần 1, doanh nghiệp thông báo tăng 2.000 đồng/kg vào ngày 1/9. Nửa tháng sau, vào ngày 17/9, giá gạo ST25 tiếp tục tăng thêm 1.500 đồng/kg. Tổng cộng trong 17 ngày, mỗi kg gạo ST25 đã tăng 3.500 đồng.

Lý do tăng giá được doanh nghiệp đưa ra trong lần đầu là "giá lúa tăng đột biến, số lượng lúa cung cấp không đủ đáp ứng thị trường, dẫn đến việc chi phí sản xuất tăng cao. Để duy trì hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc điều chỉnh giá bán".

Còn ở lần 2, đơn vị cung cấp gạo Ông Cua cho rằng giá lúa liên tục tăng, thời tiết không thuận lợi nên lượng lúa thu về không đủ để cung theo kế hoạch.

Doanh nghiệp nói thêm mặc dù bao tiêu với nông dân sản xuất lúa nhưng chỉ bao tiêu về lượng. Còn giá lúa phải áp dụng giá bằng hoặc cao hơn thị trường tại thời điểm gần thu hoạch.

Chỉ trong nửa tháng 9, gạo ST25 của "cha đẻ" Hồ Quang Cua đã 2 lần tăng giá, mỗi kg gạo "cõng" thêm 3.500 đồng. Ảnh: Hà Linh.

Cập nhật trên website của doanh nghiệp ngày 3/10, giá bán gạo Ông Cua ST25 từ 44.400 đến 57.000 đồng mỗi kg, tùy loại. Riêng ST25 hữu cơ có giá 83.500 đồng/kg.

Tại các đại lý có phân phối gạo thương hiệu gạo ST25 ở TP.HCM, thương hiệu Gạo Ông Cua của kỹ sư Hồ Quang Cua có giá phổ biến 40.000 đồng/kg với loại ruộng thường, loại lúa tôm là 43.000 đồng/kg và bán theo bao 5 kg.

Như các cửa hàng gạo Phương Nam (đơn vị phân phối gạo ST25 Ông Cua chính hãng) tại TP.HCM, gạo ST25 loại thường túi 5 kg đang có giá 200.000 đồng (tương đương 40.000 đồng/kg) và túi 5 kg gạo ST25 lúa tôm có giá 215.000 đồng (tương đương 43.000 đồng/kg).

Đại diện kinh doanh của CTCP Lương thực Phương Nam cho biết vào giữa tháng 9, gạo ST25 Ông Cua tạm thời gián đoạn. Hiện nay, đã có hàng trở lại nhưng nguồn cung vẫn không đủ để bán.

Vị này cũng cho biết trung bình mỗi ngày, Phương Nam chỉ được lấy giới hạn tối đa 7 tấn gạo ST25 Ông Cua. Trong khi trước đây, mỗi ngày cửa hàng lấy đến 9 tấn thì mới đủ cung cấp. Vì nguồn cung giới hạn nên doanh nghiệp hạn chế đơn hàng sỉ để ưu tiên bán lẻ.

Ở các đại lý bán gạo tại Thủ Đức, dòng gạo ST25 khác (không phải thương hiệu Ông Cua) đang có giá dao động 30.000-35.000 đồng/kg với loại không đóng túi, còn loại có đóng túi hút chân không giá 35.000-40.000 đồng/kg. Theo xác nhận của các đại lý, giá nhiều loại gạo ST25 đã tăng từ cuối tháng 8 tới nay. Mức tăng cao nhất khoảng 5.000 đồng/kg.

Do giá tăng cao nên khách chuyển sang mua các loại gạo khác. Đại lý cũng hạn chế nhập gạo ST25, chỉ nhận theo đơn đặt hàng. Một số nơi cho biết muốn nhập nhiều gạo ST25 thương hiệu Ông Cua thời điểm này cũng không có.

Đơn vị cung cấp gạo Ông Cua cho rằng giá lúa liên tục tăng, thời tiết không thuận lợi nên lượng lúa thu về không đủ để cung theo kế hoạch.

Một điểm bán tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) cũng cho biết giá gạo ST25 loại bán xá không có thương hiệu, bao bì đang tăng 3.000-5.000 đồng so với hồi cuối tháng 8. Giá phổ biến hiện ở mức 26.000-31.000 đồng/kg tùy loại. Trong khi giá các loại gạo khác vẫn ổn định.

Ở siêu thị, giá gạo ST25 cũng dao động 38.000-51.000 đồng/kg tùy thương hiệu và dòng gạo lúa thường, lúa tôm... nhưng áp dụng giảm giá 5-10% và quy định số lượng mỗi khách được mua.

Như tại siêu thị Emart, gạo ST25 của thương hiệu Vua Gạo loại túi 5 kg đang áp dụng mức giá 159.000 đồng, giảm đến 87.000 đồng so với giá chưa khuyến mãi (246.000 đồng/túi 5kg), nhưng mỗi khách hàng chỉ được mua 5 túi/ngày.

Ông Nguyễn Duy Khang, chủ một đại lý gạo lớn tại TP Sóc Trăng, cho biết giá lúa tăng mạnh là nguyên nhân khiến gạo ST25 gần đây tăng nóng, nhất là trong một tháng qua. Không chỉ lúa ST25 mà các dòng lúa thơm đều tăng giá. Hiện giá lúa vẫn tiếp tục tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo ông Khang, trong tháng 9, ông nhận tin thông báo gạo ST25 của thương hiệu Ông Cua tăng 2 lần với tổng mức tăng khoảng 4.500 đồng/kg, sau đó giảm bớt khoảng gần 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên để có gạo, các đại lý như ông phải gom với giá cao hơn giá phía doanh nghiệp đưa ra từ vài trăm đến gần cả triệu đồng mỗi tấn.

Ông cho biết hiện lượng gạo ST25 trên thị trường vẫn có chứ không khan hiếm, nhưng giá rất cao. Đó cũng là lý do mà nhiều đại lý chấp nhận chi thêm để mua, vì lo nhu cầu thị trường cuối năm lớn, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Có dòng gạo một số đại lý chấp nhận mua vào đã gần 40.000 đồng/kg.

"Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, tổng lượng gạo ST25 xuất khẩu đạt 21.777 tấn, giá xuất sang thị trường châu Âu mức cao nhất là 1.400 USD/tấn.

Từ tháng 8 đến nay, tại thị trường nội địa, loại gạo ST25 đã đứt hàng, do nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung giới hạn, dẫn đến giá gạo ST25 cao bất thường, giá cung cấp sỉ cho đại lý 29.500-30.000 đồng/kg."

Nguồn: Gạo ST25 ồ ạt tăng giá - Kinh doanh - ZNEWS.VN

Chỉ trong khoảng nửa tháng 9, gạo ST25 Ông Cua đã điều chỉnh tăng giá 2 lần, với tổng mức tăng 3.500 đồng/kg; trên thị trường, mỗi kg gạo này đã gần 45.000 đồng.

Từ ngày 1 đến 17/9, doanh nghiệp tư nhân TMDV Hồ Quang, nơi cung cấp gạo Ông Cua của cha đẻ giống gạo ST đã 2 lần thông báo tăng giá gạo ST25.

Lần 1, doanh nghiệp thông báo tăng 2.000 đồng/kg vào ngày 1/9. Nửa tháng sau, vào ngày 17/9, giá gạo ST25 tiếp tục tăng thêm 1.500 đồng/kg. Tổng cộng trong 17 ngày, mỗi kg gạo ST25 đã tăng 3.500 đồng.

Lý do tăng giá được doanh nghiệp đưa ra trong lần đầu là "giá lúa tăng đột biến, số lượng lúa cung cấp không đủ đáp ứng thị trường, dẫn đến việc chi phí sản xuất tăng cao. Để duy trì hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc điều chỉnh giá bán".

Còn ở lần 2, đơn vị cung cấp gạo Ông Cua cho rằng giá lúa liên tục tăng, thời tiết không thuận lợi nên lượng lúa thu về không đủ để cung theo kế hoạch.

Doanh nghiệp nói thêm mặc dù bao tiêu với nông dân sản xuất lúa nhưng chỉ bao tiêu về lượng. Còn giá lúa phải áp dụng giá bằng hoặc cao hơn thị trường tại thời điểm gần thu hoạch.

Chỉ trong nửa tháng 9, gạo ST25 của "cha đẻ" Hồ Quang Cua đã 2 lần tăng giá, mỗi kg gạo "cõng" thêm 3.500 đồng. Ảnh: Hà Linh.

Cập nhật trên website của doanh nghiệp ngày 3/10, giá bán gạo Ông Cua ST25 từ 44.400 đến 57.000 đồng mỗi kg, tùy loại. Riêng ST25 hữu cơ có giá 83.500 đồng/kg.

Tại các đại lý có phân phối gạo thương hiệu gạo ST25 ở TP.HCM, thương hiệu Gạo Ông Cua của kỹ sư Hồ Quang Cua có giá phổ biến 40.000 đồng/kg với loại ruộng thường, loại lúa tôm là 43.000 đồng/kg và bán theo bao 5 kg.

Như các cửa hàng gạo Phương Nam (đơn vị phân phối gạo ST25 Ông Cua chính hãng) tại TP.HCM, gạo ST25 loại thường túi 5 kg đang có giá 200.000 đồng (tương đương 40.000 đồng/kg) và túi 5 kg gạo ST25 lúa tôm có giá 215.000 đồng (tương đương 43.000 đồng/kg).

Đại diện kinh doanh của CTCP Lương thực Phương Nam cho biết vào giữa tháng 9, gạo ST25 Ông Cua tạm thời gián đoạn. Hiện nay, đã có hàng trở lại nhưng nguồn cung vẫn không đủ để bán.

Vị này cũng cho biết trung bình mỗi ngày, Phương Nam chỉ được lấy giới hạn tối đa 7 tấn gạo ST25 Ông Cua. Trong khi trước đây, mỗi ngày cửa hàng lấy đến 9 tấn thì mới đủ cung cấp. Vì nguồn cung giới hạn nên doanh nghiệp hạn chế đơn hàng sỉ để ưu tiên bán lẻ.

Ở các đại lý bán gạo tại Thủ Đức, dòng gạo ST25 khác (không phải thương hiệu Ông Cua) đang có giá dao động 30.000-35.000 đồng/kg với loại không đóng túi, còn loại có đóng túi hút chân không giá 35.000-40.000 đồng/kg. Theo xác nhận của các đại lý, giá nhiều loại gạo ST25 đã tăng từ cuối tháng 8 tới nay. Mức tăng cao nhất khoảng 5.000 đồng/kg.

Do giá tăng cao nên khách chuyển sang mua các loại gạo khác. Đại lý cũng hạn chế nhập gạo ST25, chỉ nhận theo đơn đặt hàng. Một số nơi cho biết muốn nhập nhiều gạo ST25 thương hiệu Ông Cua thời điểm này cũng không có.

Đơn vị cung cấp gạo Ông Cua cho rằng giá lúa liên tục tăng, thời tiết không thuận lợi nên lượng lúa thu về không đủ để cung theo kế hoạch.

Một điểm bán tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) cũng cho biết giá gạo ST25 loại bán xá không có thương hiệu, bao bì đang tăng 3.000-5.000 đồng so với hồi cuối tháng 8. Giá phổ biến hiện ở mức 26.000-31.000 đồng/kg tùy loại. Trong khi giá các loại gạo khác vẫn ổn định.

Ở siêu thị, giá gạo ST25 cũng dao động 38.000-51.000 đồng/kg tùy thương hiệu và dòng gạo lúa thường, lúa tôm... nhưng áp dụng giảm giá 5-10% và quy định số lượng mỗi khách được mua.

Như tại siêu thị Emart, gạo ST25 của thương hiệu Vua Gạo loại túi 5 kg đang áp dụng mức giá 159.000 đồng, giảm đến 87.000 đồng so với giá chưa khuyến mãi (246.000 đồng/túi 5kg), nhưng mỗi khách hàng chỉ được mua 5 túi/ngày.

Ông Nguyễn Duy Khang, chủ một đại lý gạo lớn tại TP Sóc Trăng, cho biết giá lúa tăng mạnh là nguyên nhân khiến gạo ST25 gần đây tăng nóng, nhất là trong một tháng qua. Không chỉ lúa ST25 mà các dòng lúa thơm đều tăng giá. Hiện giá lúa vẫn tiếp tục tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo ông Khang, trong tháng 9, ông nhận tin thông báo gạo ST25 của thương hiệu Ông Cua tăng 2 lần với tổng mức tăng khoảng 4.500 đồng/kg, sau đó giảm bớt khoảng gần 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên để có gạo, các đại lý như ông phải gom với giá cao hơn giá phía doanh nghiệp đưa ra từ vài trăm đến gần cả triệu đồng mỗi tấn.

Ông cho biết hiện lượng gạo ST25 trên thị trường vẫn có chứ không khan hiếm, nhưng giá rất cao. Đó cũng là lý do mà nhiều đại lý chấp nhận chi thêm để mua, vì lo nhu cầu thị trường cuối năm lớn, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Có dòng gạo một số đại lý chấp nhận mua vào đã gần 40.000 đồng/kg.

"Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, tổng lượng gạo ST25 xuất khẩu đạt 21.777 tấn, giá xuất sang thị trường châu Âu mức cao nhất là 1.400 USD/tấn.

Từ tháng 8 đến nay, tại thị trường nội địa, loại gạo ST25 đã đứt hàng, do nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung giới hạn, dẫn đến giá gạo ST25 cao bất thường, giá cung cấp sỉ cho đại lý 29.500-30.000 đồng/kg."

Nguồn: Gạo ST25 ồ ạt tăng giá - Kinh doanh - ZNEWS.VN