Tỉnh Vĩnh Long được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó, huyện Vũng Liêm có diện tích lớn nhất và thành phố Vĩnh Long có đông dân số nhất.
Tỉnh Vĩnh Long được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó, huyện Vũng Liêm có diện tích lớn nhất và thành phố Vĩnh Long có đông dân số nhất.
Dân số Vĩnh Long là 1.028.820 người tính đến năm 2022 theo ước tính trung bình của Tổng cục Thông kế Việt Nam, đứng thứ 42 cả nước.
Trừ Thành phố Vĩnh Long, mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Trà Ôn có mật độ 566 người/km2, bằng 82% mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 người/km2.
Trong giai đoạn 1990 – 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm nhẹ, chủ yếu do nhiều người di chuyển đến các thành phố lớn như Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh làm ăn sinh sống. Năm 1995 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,55%,năm 2005 giảm xuống còn 1,13% và năm 2010 là 0,92%. Tỷ lệ sinh trung bình năm năm qua khoảng 0,28%o (từ 0,48%o năm 2005 xuống còn 0,2%o năm 2010).
Cũng như nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khơmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Nếu như người Kinh phân bố đều ở các nơi thì người Khơmer tập trung ở một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, người Hoa tập trung ở thành phố và các thị trấn.
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, thuộc miền Tây Việt Nam. Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam theo Quốc lộ 1, cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong tọa độ từ 9°52’40’’ đến 10°19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long:
Năm 1732, Vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh. Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn, từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh.
Các phía của tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với các tỉnh sau đây:
Phía đông tiếp giáp với Bến Tre
Phía đông nam tiếp giáp với Trà Vinh
Phía tây bắc tiếp giáp với Đồng Tháp
Phía đông bắc tiếp giáp với Tiền Giang
Phía tây nam tiếp giáp với Hậu Giang và Sóc Trăng.
Như vậy, tỉnh Vĩnh Long không có biển. Tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông kết nối cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua tỉnh là: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 80; hai dòng sông lớn là sông Tiền và sông Hậu được nối với nhau bởi sông Mang Thít,…
Xem thêm: Địa chỉ và số điện thoại của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với TP Cần Thơ – là trung tâm phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; gần cảng và sân bay Cần Thơ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp tỉnh Vĩnh Long phát triển giao thương với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như với cả nước và xuất khẩu.
Tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.525,73 km²
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn, có thể chia ra 3 cấp như sau:
Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.
Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A l chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm.
Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu.
Dưới 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện, Vĩnh Long có tổng cộng 107 đơn vị hành chính cấp phường xã. Bao gồm: 14 phường, 6 thị trấn và 87 xã.
Ngày 31/12, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Ngày 31/12, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; công bố Quyết định công nhận thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II và thị xã Bình Minh là đô thị loại III; tổng kết, trao giải Văn học nghệ thuật “Văn Xương Các” tỉnh Vĩnh Long năm 2020 và cuộc thi sáng tác ca khúc “Vĩnh Long - Tình đất, tình người.”
Tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long và cá nhân ông Ngô Ngọc Bỉnh (nguyên Trưởng ban Dân vận, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long; hiện là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin, người khuyết tật và bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long); trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II.
Đồng thời, đại diện Bộ Xây dựng trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Bình Minh là đô thị loại III.
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, được thành lập từ năm 1977, Đài Phát thanh và Truyền hình Cửu Long (nay là Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long) đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức và có bước phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí ở địa phương.
Giai đoạn 2018-2020, Đài đã hỗ trợ cho ngân sách tỉnh 2.000 tỷ đồng để thực hiện các công trình, dự án cấp thiết của tỉnh, góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn Vĩnh Long từng bước khởi sắc và đô thị Vĩnh Long đổi mới phát triển.
Một trong những dấu ấn đẹp của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long để lại trong lòng khán giả trong thời gian qua đó là các chương trình từ thiện xã hội.
Trong hơn 10 năm qua, các chương trình nhân đạo xã hội của Đài đã hỗ trợ chi phí điều trị bệnh cho 1.500 bệnh nhân nghèo; xây dựng và sửa chữa gần 2.500 căn nhà, hỗ trợ vốn sản xuất cho hơn 1.600 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn… với tổng giá trị phúc lợi và từ thiện xã hội hơn 800 tỷ đồng.
[Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Long: Nâng cao năng lực cạnh tranh]
Cá nhân ông Ngô Ngọc Bỉnh là người đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện thành công Chỉ thị 01 của Tỉnh ủy từ hơn 20 năm trước về cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
Từ thực tế cơ sở và chủ trương của Trung ương, ông đã đề xuất với Tỉnh ủy phát động phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nếp sống văn minh nơi công cộng” với mong muốn hình thành những cộng đồng dân cư văn hóa.
Với sự tham mưu của ông Ngô Ngọc Bỉnh, phong trào đã chọn việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm là điểm chỉ đạo đột phá.
Sau nhiều năm cống hiến làm công tác dân vận của Đảng, ở tuổi 73, ông Ngô Ngọc Bỉnh được Tỉnh ủy Vĩnh Long tín nhiệm và đề nghị tham gia vận động công tác nhân đạo xã hội của địa phương với vai trò Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo (nay là Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, người khuyết tật và bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long).
Tâm huyết với công tác từ thiện, ông đã giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được hưởng chính sách bảo trợ xã hội; giúp Hội xây dựng được 10 bếp ăn từ thiện, mỗi ngày cung cấp trên 4.000 suất ăn miễn phí cho đối tượng bảo trợ tại các bệnh viện trong tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long là đơn vị dẫn đầu trong khu vực và đứng hàng thứ ba cả nước về việc thực hiện thành công cơ chế tự chủ tài chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; đơn vị dẫn đầu toàn quốc trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh mong muốn tập thể Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được để phát triển nhanh và bền vững; chúc đồng chí Ngô Ngọc Bỉnh luôn mạnh khỏe, tiếp tục hiến kế, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Long nói riêng, cả nước nói chung.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống chỉ tiêu đô thị
Vui mừng khi thành phố Vĩnh Long được công nhận là đô thị loại II và thị xã Bình Minh là đô thị loại III, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền của thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh cần tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống chỉ tiêu đô thị đã đạt được, nhất là các chỉ tiêu đạt ở mức chuẩn những còn thấp.
Bên cạnh đó, sự phát triển của 2 đô thị phải đặt trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Long, phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Hai đô thị tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tập trung vào các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với điều kiện của địa phương; xác định nguồn lực, lựa chọn các công trình, dự án có ý nghĩa động lực để triển khai đầu tư có hiệu quả; có giải pháp chủ động quỹ đất để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các dự án hạ tầng quan trọng.
Ngoài ra, hai đô thị tích cực thu hút đầu tư và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, trong đó ưu tiên các công trình hạ tầng công cộng nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân như phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp.
Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh cần xây dựng cơ chế phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế, phát triển đô thị; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch, không để xảy ra tình trạng đầu tư tự phát, đầu tư theo phong trào dẫn đến lãng phí, thất thoát các nguồn lực xã hội và phát triển thiếu bền vững.
Song song với phát triển, nâng cấp đô thị, thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh phải chú trọng nâng cao hiệu quả, giữ vững an ninh, trật tự, hướng tới các dịch vụ đô thị thông minh và phát triển các dịch vụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh thời gian tới, tỉnh Vĩnh Long tập trung triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tận dụng tốt thời cơ, huy động mọi nguồn lực để khôi phục và phát triển mạnh mẽ kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng, hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch và xây dựng tỉnh Vĩnh Long phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh khá của cả nước.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời khẳng định việc thành phố Vĩnh Long trở thành đô thị loại II và thị xã Bình Minh thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh Vĩnh Long là tiền đề, động lực phát triển cho 2 đô thị và tạo sự lan tỏa cho các đô thị khác trong toàn tỉnh phát triển theo đúng định hướng Chương trình phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long đã được phê duyệt; đồng thời góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các khu vực theo hướng tăng khu vực dịch vụ, công nghiệp xây dựng và giảm dần khu vực nông nghiệp nhờ vào quá trình đô thị hóa./.
Những năm gần đây, làng nghề trồng hoa, cây cảnh Phù Liễn, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, trở thành địa điểm mà mỗi người yêu hoa đều tìm đến vào dịp Tết, đặc biệt dòng đào ghép từ gốc đào rừng.